HNUE     Email     Quản trị     Liên hệ     Bản đồ      English        
 
Tìm kiếm:
  TRANG CHỦ    TẠP CHÍ   

BÀI BÁO 

Số ra Số 4/2020 VN 
Tên bài báo PHƯƠNG THỨC HỌC CẦN CÓ CHO SINH VIÊN Ở BẬC ĐẠI HỌC - Learning approaches essential for university students 
Tóm tắt Phương thức học sâu (cách học khám phá, hiểu bản chất của vấn đề) là phương thức học giúp sinh viên (SV) có năng lực vững chắc. Tuy nhiên, nhiều giảng viên (GV) nhận thấy SV hiện nay không quan tâm nhiều đến việc học, học thụ động, học đối phó cho qua môn. Đây thật sự là vấn đề mà nhiều GV đang quan tâm do bối cảnh xã hội hiện nay cần SV có cách học “chắc” (học sâu) để có khả năng phát triển nghề nghiệp. Vì vậy, mục tiêu của nghiên cứu này là phân tích làm rõ về phương thức học, đặc điểm của phương thức học sâu và những yếu tố ảnh hưởng. Từ đó, nghiên cứu đề xuất những định hướng trong thiết kế dạy học nhằm khuyến khích SV học sâu. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng phương thức học sâu được hình thành không chỉ bởi sử dụng các phương pháp dạy học tích cực (học trải nghiệm) mà còn phụ thuộc rất nhiều vào sự tổ chức, yêu cầu công việc, khuyến khích SV tư duy ở mức độ cao, v.v… từ người thầy. Ngoài ra, với cách học có phản biện cũng chính là yếu tố quan trọng giúp SV đạt được phương thức học sâu Deep learning approaches (discovering, exploring and understanding core problem) are learning strategies that help students to achieve good competences at their major field. However, a large number of lecturers pointed out that students are not hard working enough, quite passive in learning, and do not focus on their learning tasks. Students often cope with the basic demands of their course just to pass them. This is one of the most crucial issues that need much attention from the lecturers because the current social context demands students to have “sustainable learning way” (deep learning) to enable them to get progress in their future careers. The aim of this study, therefore, is to define learning approaches, the main characteristics of deep learning approaches, and parameters of their impacts. Thus, the article presents recommendations for teaching design to encourage deep learning approaches. The results show that deep learning approaches are formed not only by using active learning (experiential learning), but also depend much on lecturer’s organizing, learning scaffolding, and encouraging high level thinking of students, etc. In addition, critical learning way also plays a vital part in helping students to get deep learning approaches. 
Tác giả Đỗ Thị Mỹ Trang, Đỗ Mạnh Cường và Đoàn Thị Huệ Dung 
Mã phân loại DOI: 10.18173/2354-1075.2020-0057 
Chuyên ngành
Từ khoá phương thức học, phương thức học sâu, học tích cực. learning approaches, deep learning approaches, active learning 
Download [download]
  Bản quyền thuộc về Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Email: tapchi@hnue.edu.vn