HNUE     Email     Quản trị     Liên hệ     Bản đồ      English        
 
Tìm kiếm:
  TRANG CHỦ    TẠP CHÍ   

BÀI BÁO 

Số ra Số 2/2017VN 
Tên bài báo XEM LẠI Ý KIẾN CỦA LỖ TẤN ĐỐI VỚI ĐÀO TIỀM (QUA PHÂN TÍCH VÀI THIÊN TẠP VĂN CỦA TÁC GIẢ)  
Tóm tắt Đào Uyên Minh (365 - 427) được coi là “ông tổ” trong hàng các thi nhân ẩn dật, là người mở đầu của thơ điền viên Trung Hoa. Với phong cách tự nhiên, giản phác, thơ ca cũng như nhân cách của ông có ảnh hưởng sâu sắc tới nhiều thế hệ văn nhân Trung Quốc đời sau. Đại văn hào Lỗ Tấn (1881 - 1936) từng có bài đánh giá cao phong cách tự nhiên, trọng yên bình của thi nhân thời Đông Tấn và nhắc nhở các nhà phê bình nên chú ý thích đáng tới tinh thần quan tâm chính sự, xã hội trong thơ Đào Tiềm. Theo Lỗ Tấn, chính khuynh hướng “tầm chương trích cú” phiến diện của một số nhà phê bình đã khiến cho người đời có ấn tượng sai lạc rằng Đào Tiềm là thi nhân “siêu thoát” yêu chuộng nhàn tĩnh, mà quên đi rằng Đào Tiềm cũng bộc lộ trong thơ tâm tư ưu thời và phê phán thế cuộc tích cực. Và đó cũng là điều khiến cho Đào Tiềm trở nên vĩ đại. Song một vài thiên tạp văn của Lỗ Tấn lại cho thấy văn hào không mấy cảm tình với thi nhân Đào Tiềm. Bài viết qua việc phân tích các thiên tạp văn của Lỗ Tấn để nhận thức lại chân tinh thần của tác giả bài ca Quy Khứ - Đào Tiềm.  
Tác giả Nguyễn Thị Mai Chanh và Lê Thời Tân 
Mã phân loại  
Chuyên ngành
Từ khoá Lỗ Tấn, Đào Tiềm, thơ điền viên, ẩn dật, Gào Thét, Quy Khứ. 
Download [download]
  Bản quyền thuộc về Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Email: tapchi@hnue.edu.vn